Tại sao phải mua bảo hiểm xe máy

Khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ chủ xe gắn máy cần bắt buộc mang theo bảo hiểm khi điều khiển phương tiện.

Bảo hiểm xe máy là loại giấy tờ bắt buộc cần có khi người dân tham gia giao thông bằng xe cơ giới. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ về mặt tài chính cho chủ phương tiện. Người tham gia chi trả các quyền lợi khi xảy ra tai nạn dẫn tới những thiệt hại về sức khỏe. Theo đó, các đối tượng được chi trả quyền lợi bao gồm: 

Xe gắn máy

Xe cơ giới

Người ngồi trên xe, người bị tai nạn/người bị thiệt hại về thân thể cho lỗi của chủ xe.

Theo quy định pháp luật hiện hành, xe cơ giới (bao gồm cả ô tô, xe mô tô, xe gắn máy) được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ.

Theo Điều 2 và 3, Nghị định 03/3021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/3/2021, quy định về bảo hiểm xe máy nhằm bảo vệ quyền lợi về tài chính cho chủ xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Tác dụng của bảo hiểm xe máy sẽ giúp các bên liên quan giải quyết các vấn đề bao gồm:

Hỗ trợ tài chính trong trường hợp xe bị hư hỏng, thiệt hại do tình huống ngoài tầm kiểm soát như cháy nổ, va chạm. Nếu xe bị hư hỏng trên 75% hoặc không thể sửa chữa, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường toàn bộ giá trị thực tế của xe.

Đền bù cho bên bị nạn thiệt hại về thân thể và tài sản do lỗi của chủ xe cơ giới.

Tránh việc bị cảnh sát giao thông xử phạt vì không có bảo hiểm xe máy.

Bồi thường về tài chính đối với thiệt hại về thân thể khi tham gia giao thông cho những người ngồi trên xe máy (bao gồm cả chủ phương tiện và người ngồi sau xe).

Hạn chế tình trạng người gây tai nạn bỏ trốn do sợ phải bồi thường.

 Pháp luật quy định rõ chủ xe gắn máy cần bắt buộc mang theo bảo hiểm khi điều khiển phương tiện. (Ảnh minh họa)

Bảo hiểm xe máy là bắt buộc

Bảo hiểm xe máy bắt buộc chính xác là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ sở hữu xe gắn máy đối với bên thứ ba (bên bị gây tai nạn). Mục đích chính của sản phẩm bảo hiểm này dùng để đảm bảo trách nhiệm của người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông và khắc phục hậu quả tai nạn cho nạn nhân.

Theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, mức bồi thường bảo hiểm TNDS xe máy tối đa như sau:

150 triệu đồng/người/vụ tai nạn đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra.

50 triệu đồng/vụ tai nạn đối với thiệt hại về tài sản do chủ xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) gây ra.

Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe máy là một chính sách cần thiết và mang tính nhân văn.

Khi tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới nói chung và xe máy nói riêng, những trường hợp tai nạn bất khả kháng đều có thể xảy ra. Giải quyết hậu quả này là điều phải làm, cho dù người trong cuộc có muốn hay không. Vậy, nếu không có bảo hiểm, gánh nặng kinh tế nhiều khi sẽ vượt quá khả năng của chủ phương tiện.

Thế nên, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và cả Việt Nam, bảo hiểm xe máy là bắt buộc phải có. Chính các công ty bảo hiểm đã làm trung gian để tất cả mọi người cùng chia sẻ gánh nặng về hậu quả tai nạn giao thông. Đây cũng chính là trách nhiệm của chủ phương tiện với những người tham gia giao thông khác, với xã hội.

Cũng có ý kiến cho rằng, thủ tục bồi thường của bảo hiểm khá phức tạp nên nhiều người e ngại. Từ đó, họ có xu hướng tự thỏa thuận khi xảy ra những va chạm giao thông. Tuy nhiên, xu hướng này có thể tốt, cũng có thể dẫn đến tình trạng phức tạp hơn là xô xát, tranh cãi nhau. Không thiếu những vụ việc từ xô xát dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm luật hình sự.

Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đã bắt kịp thông lệ quốc tế. Đó là, đơn giản hóa nhiều khâu để tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia bảo hiểm. Các văn bản pháp luật cũng quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với khách hàng. Thế nên, việc tham gia bảo hiểm xe máy không chỉ là tuân thủ pháp luật, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho người chủ phương tiện, người ngồi trên xe và bên thứ ba bị tai nạn.

Những lợi ích mà bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy phải kể đến là:

Công ty bảo hiểm thay chủ sở hữu phương tiện bồi thường cho bên thứ ba: Trong các trường hợp xảy ra rủi ro khi tham gia giao thông, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, người điều khiển xe mô tô, xe máy có bằng lái hợp pháp sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm và cho người ngồi trực tiếp trên xe. Thay vào đó, đơn vị bảo hiểm sẽ thay cho chủ xe chi trả phần trách nhiệm dân sự này.

Một điều quan trọng là, công ty bảo hiểm bồi thường tất cả các thiệt hại liên quan tới thân thể của bên thứ ba dù nạn nhân có lỗi hay không.

Không có bảo hiểm xe máy sẽ bị xử phạt thế nào?

Tất nhiên, khi một chính sách ra đời để có thể thực thi và phổ biến đến mọi người dân, cơ quan chức năng luôn cần áp đặt. Đó là việc cảnh sát giao thông tuần tra trên đường, có thể dừng xe khi người điều khiển vi phạm luật và chắc chắn họ sẽ yêu cầu trình chứng nhận bảo hiểm xe máy.

Việc xử phạt khi không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy được thực hiện theo điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hay các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Vậy nên, không chỉ cần mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, người tham gia giao thông còn phải mang theo khi điều khiển xe trên đường. Điều này tránh được phiền phức nếu cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra, hoặc trong tình huống bất ngờ xảy ra.

 

Viết bình luận